1.Robusta nghĩa là gì?
Cà phê Robusta là một loại cà phê có sản lượng lớn tại Việt Nam, được trồng chủ yếu tại Tây Nguyên, tập trung cao vào 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng. Robusta có nguồn gốc từ robust- nghĩa là mạnh, vì vậy vị của loại cà phê này khá là mạnh và giàu caffeine khiến chúng có một vị cà phê rất là đặc trưng.
2.Cà phê Robusta tại Việt Nam
Robusta được phát hiện và phổ biến gần đây ở rất nhiều nước trên thế giới. Bởi loại cà phê này rất dễ chăm sóc và dễ trồng, khả năng phòng chống sâu bệnh cao. .Loại cà phê này đòi hỏi độ cao thấp hơn khoảng 500m trên mực nước biển, ưa nắng với nhiệt độ thích hợp từ 24oC tới 29oC, đặc trưng cao nguyên với lượng mưa trung bình trên 1.000mm/ năm.
Tại Việt Nam, Robusta - còn được gọi là cà phê vối, chiếm gần 90% diện tích đất trồng cà phê, nơi trồng Robusta nổi tiếng nhất chính là ở Buôn Ma Thuột- nơi đây khí hậu vô cùng thích hợp cho loài cây này, được coi là kinh đô cà phê của Việt Nam, là nơi sản xuất ra loại cà phê robusta có chất lượng tốt nhất. Ngoài ra các huyện ven biển tại Bà Rịa-Vũng Tàu cũng trồng được cà phê Robusta thu được năng suất tương đối tốt.
Sản lượng cà phê Robusta tại Việt Nam là một con số vô cùng lớn, trở thành một thế mạnh của đất nước, đưa nước ta thành một đất nước xuất khẩu cà phê Robusta đứng đầu thế giới.
Đồng thời việc tiêu thụ cà phê Robusta tại Việt Nam cũng là một con số lớn, vị của loại cà phê này vô cùng được ưa thích và hợp khẩu vị người dân Việt nơi đây, chúng giúp ta tỉnh táo hơn mối khi mệt mỏi
3.Vị cà phê Robusta
Vị của cà phê Robusta khá là mạnh,có vị đắng, đậm, ít chua, mùi hơi gắt. Mùi vị của chúng được diễn tả rất giống với bột yến mạch. Khi ngửi cà phê Robusta chưa rang sẽ thấy mùi giống như đậu phộng tươi. Mùi cà phê Robusta rang mộc nguyên chất sẽ có mùi thơm thoang thoảng. Khi ngửi thật kỹ giống như có mùi cao su bị đốt cháy. Vì vậy, vị của cà phê Robusta nằm trong khoảng từ trung tính cho đến rất gắt.
4.Phân loại cà phê Robusta
Người ta phân loại cà phê robusta theo sang, phổ biến nhất là sàng 16 và sàng 18. Sàng 16 có đường kính hạt cà phê nhân (hay kích thước lỗ sàng) là 6,30mm và sàng 18 là 7,10mm. Ngoài kích thước, còn có khác tiêu chí khác là phân loại theo độ ẩm, tạp chất, tỷ lệ hạt đen vỡ và tỷ lệ hạt trên sàng. Cà phê robusta tại Việt Nam có chất lượng đồng đều và chia sẻ nhiều điểm chung do cùng tập quán canh tác. Đặc biệt là tại Việt Nam cũng có loại cà phê Robusta sàng 14 được gọi với tên Lavazza – một trong những nhà thu mua cà phê lớn của Việt Nam.
5.Thưởng thức Robusta tại Việt Nam
Ở Việt Nam người ta uống cà phê rất chậm, việc uống cà phê tại Việt Nam không đơn thuần chỉ là giải khát mà nó đã trở thành một dạng văn hóa của người dân ở xứ sở này, đó là sự thưởng thức, sự trải nghiệm và suy ngẫm của những thực khách khi thưởng thức một cốc cà phê. Robusta thường được pha với sữa đặc kết hợp với đá tạo nên một cốc cà phê sữa đá ngon tuyệt hảo. Chỉ cần chờ đợi năm đến mười phút là bạn đã có thể thưởng thức một cốc cà phê đậm đà hương vị Robusta.
Tóm lại cà phê Robusta là loại cà phê rất dễ trồng, được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới nhất là Việt Nam. Là loại cà phê được ưa chuộng nhất nới đây. Để tạo nêm một ly cà phê sữa đá đúng chất Việt Nma bạn nên sử dụng cà phê Robusta rang đậm hoặc cực đạm với bơ.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn biết thêm kiến thức về chuyên ngành cà phê và giúp lụa chọn cho bản thân hương vị cà phê tuyệt hảo nhất.