Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá một chút về các vùng trồng cà phê chính trên thế giới. Thổ nhưỡng, địa hình và khí hậu mỗi nơi chắc chắn sẽ ảnh hưởng không ít trong việc tạo ra những hương vị cà phê đặc trưng riêng của từng vùng.
Điều gì làm nên mùi vị đặc trưng riêng của cà phê để bạn phân biệt được đâu là Guatemala và đâu là Kenya?
Cũng không có một quy tắc cố định nào hay một từ liệu nào đó khi nói đến hương vị cà phê của vùng này hay vùng kia, vì nói chung cùng là cà phê nên đa phần chúng có những điểm tương đồng, và một số ít khác biệt. Khác biệt chẳng qua bắt nguồn từ cà phê trồng ở địa hình thấp hoặc cao, ở nơi khí hậu lạnh hoặc nóng, cà phê nông trường hay chế biến tại nhà máy,…
Dưới đây tôi sẽ nêu khái quát về hương vị đặc trưng ở một số khu vực trên thế giới, tuyệt nhiên không áp dụng cho toàn bộ cà phê trồng trong khu vực đó. Để đơn giản hơn, tôi sẽ bỏ qua các mức độ rang và pha chế, vì như các bạn biết, 2 quá trình đó tác động rất lớn đến hương vị thực tế của cà phê.
TRUNG MỸ
Có thể nói, Trung Mỹ là nhà cung cấp “đồ sộ” cho ngành cà phê toàn cầu. Dọc theo phía nam “hàng xóm” của Colombia, cà phê trải dài khu vực này nổi tiếng là “báu vật” của những ai yêu thích cà phê Bắc Mỹ. Trong đó Guatemala và Honduras gần Mỹ hơn so với cà phê khu vực châu Phi, nhờ lưu thông thuận tiện qua biển Đại Tây Dương.
Một phần nhờ khí hậu, độ cao, kỹ thuật canh tác, và lựa chọn giống cà phê phù hợp, cà phê Trung Mỹ chưa hàm lượng axit cao (nhiều vị táo hơn Guatemala, vị cherry tương tự ở Mexico), và khá smooth, mịn màng, vị đường nâu ngọt nhẹ, đôi lúc ngọt như sô-cô-la và béo như lớp vỏ bánh flaky. “Cân bằng” là từ thường được dùng để miêu tả hương vị cà phê Trung Mỹ, vị trái cây nhẹ nhàng cộng với vị ca-cao và hương gia vị tổng hợp.
NAM MỸ
Nhắc tới cà phê Nam Mỹ, ai cũng sẽ nói đến cà phê ở Colombia. Quốc gia luôn được liệt kê là 1 trong 3 quốc gia cung ứng cà phê hàng đầu thế giới. Nói đến profile cà phê Colombia, chất lượng của chúng chắc chắn tốt hơn ở Peru, tính axit vừa phải, vị ngọt đường nâu rõ rệt xen lẫn vị quả hạch khá quyến rũ. Với vị ngọt và thể chất quân bình như thế, cà phê Colombia có hương và vị đặc trưng dễ nhận biết nhất vùng Nam Mỹ.
Bạn có thắc mắc vì sao Brazil lại đứng một mình trong khi toàn bộ khu vực còn lại của châu Mỹ được gộp lại thành những vùng lớn khác không? Phải, Brazil là ông trùm cung cấp nông sản cực lớn, và chủng loại của nó vô cùng phong phú. Xét về cà phê, Brazil có hương vị điển hình nhất là sô-cô-la và gia vị tổng hợp, thành phần phổ biến tạo nên hương vị cà phê Brazil được gọi là “quả hạt hỗn hợp”. Cà phê Brazil có hậu vị tốt, dư vị trong cuống họng sạch hơn các vùng Nam Mỹ khác.
Và tại sao Ethiopia cũng nằm trong danh sách riêng lẻ như Colombia? Là bởi vì hàng ngàn loại cà phê được trồng ở đây, chủ yếu là hoang dã, hoặc không thuộc chủng loại nào cả. Vì thế việc tìm ra tổng hợp các loại hương vị của cà phê Ethiopia là việc nan giải.
Chưa kể, cách canh tác và chế biến ngay cả trong một khu vực cũng khác nhau, càng làm nên sự đa dạng trong hương vị cà phê ở Ethiopia. Tại đây, cà phê có thể được xử lý theo phương pháp tự nhiên, để nguyên trái phơi khô trước khi tách vỏ; hoặc phương pháp chế biến ướt. Hai quá trình chế biến khác nhau đương nhiên sẽ tạo ra 2 hương vị vô cùng khác biệt. Phương pháp tự nhiên sẽ tạo ra hương vị cà phê có mùi trái cây, thể chất dày, hương rượu vang chiếm ưu thế; ngược lại, phương pháp chế biến ướt sẽ cho ra hương hoa quả, hương trà tinh tế.
Việc chế biến theo phương pháp khô tự nhiên sẽ khiến cà phê Ethiopia thiên về thể chất dày, vị ngọt như vị việt quất, mâm xôi hoặc dâu tây. Còn chế biến ướt sẽ thiên về hương hoa như hoa lài, vị sả, nhẹ nhàng và khô hơn ở vòm miệng.
Hạt lớn, thể chất dày, vị trái cây ngọt nhẹ, cà phê Kenya là một loại cà phê vô cùng đa dạng về size, quy trình xử lý, và thực tế, có cả những cây cà phê được trồng mà không cần đến bóng râm. Những yếu tố này kết hợp đã tạo nên đặc tính đặc biệt của cà phê Kenya, vị ngọt gấp đôi, vị chua nhẹ như nho đen. Rất nhiều chuyên gia thử nếm trên thế giới bị chinh phục bởi chất lượng của Kenya, và bằng chứng cho thấy rất nhiều người yêu thích hương vị của cà phê nơi đây.
Thực nghiệm cho thấy chủng loại, quy trình chế biến và khí hậu cà phê đến từ Indonesia đã cho ra hương vị cà phê sâu lắng, đậm đà, và mang mùi đất. Cà phê Sumatra có vị đặc biệt khi rang đậm nên khi thử cupping, các chuyên gia thường nhận xét có mùi khói và mùi bánh mì nướng. Một số khác thì nhận xét cà phê Indo có vị như nấm phức tạp, vị mặn nhẹ, vị gỗ cháy, hậu vị kết thúc bằng mùi cacao khá đắng ở cổ họng.
Bạn có nghiên cứu về hương vị cà phê ở khu vực nào khác không? Nếu bạn biết hãy nhớ chia sẻ cho chúng tôi một ít khái quát nhé. Luôn luôn có những trường hợp ngoại lệ cho bất kỳ quy tắc nào, nên bạn đừng phiền nhé.
Sưu tầm