Dân gian ta từ xưa đã có truyền thống rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan, cũng là dịp con cái báo hiếu bố mẹ và tổ tiên. Đây là dịp con cái nghĩ đến cha mẹ. Khi bố mẹ còn sống không được đối đãi tử tế thì đây là ngày để con cái nghĩ lại. Có giọt nước mắt hối hận, có giọt nước mắt nhớ thương.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vỹ: Tín ngưỡng “Vu Lan bồn” có từ văn hóa cổ xưa của Ấn Độ, trước cả khi Phật giáo ra đời. Khi đã vào Kinh tạng của Phật giáo, nó thường được kể theo truyền thuyết Mục Kiền Liên cứu mẫu.
Mục Liên là đệ tử bậc nhất của đức Phật, người đã từng cùng đức Phật đi giảng đạo, ông tu hành đạt đến Đại A la hán. Mục Liên dùng thiên nhãn của mình thấy được mẹ bị đày xuống cõi Diêm phù làm kiếp Ngạ quỷ, đau khổ, đói khát.
Thương mẹ, ông đưa thức ăn nhưng khi thức ăn đến miệng mẹ lại hóa ra lửa. Ông cầu đức Phật bày cách cứu mẹ. Đức Phật dạy đến rằm tháng 7, mùa chư tăng tự tứ (hết hạ) thì làm năm trăm mâm cỗ cung dưỡng 10 phương.
Ông làm vậy và mẹ ông, bà Thanh Đề, xả hết 10 tội bà mắc khi tại thế để lên được cõi trời. Từ đó mà có pháp hội "Vu Lan bồn".
Nhân ngày Vu Lan, cùng xem lại những bức ảnh xúc động về mẹ đã từng được lan truyền trong cộng đồng mạng.
Sau thành công của một người đàn ông là một bà mẹ
Một đời vì con.
Người luôn yêu thương chúng ta vô điều kiện.
6 câu mẹ vẫn thường nói dối con
Đừng bao giờ đối xử với người đã nuôi ta lớn theo cách này.
Chúng ta đã trưởng thành, được ăn học nhờ thế
Cha mẹ luôn cho con những gì tốt nhất cuộc đời mình.
Hi sinh vĩ đại của người mẹ.
Buồn!
Chẳng thể biết hết những gì cha mẹ hi sinh cho con.
Bé mẹ rửa chân con, lớn con lau chân mẹ.
Sưu tầm