10. “Đừng bao giờ nói chuyện với sếp”
Đôi khi nhà quản lý có thể lo lắng rằng nếu những nhân viên trò chuyện với sếp của họ, điều này sẽ phá hỏng quyền hạn của mình. Để ngăn chặn điều này, các nhà quản lý sẽ hướng dẫn những nhân viên chuyển tất cả cuộc giao tiếp qua chuỗi quản lý chính thức.
Đây là điều ngu ngốc bởi những thông tin, chuyện tầm phào hay những ý kiến khác nhau được truyền tới công ty rất nhanh và thật nực cười khi ai cũng phải cố gắng để kiểm soát nó. Vì thế, những vị sếp mong muốn giữ kín được cuộc thảo luận và chỉ lộ ra cái nhìn mang tính hoang tưởng mà thôi.
Những vị sếp sáng suốt nói: “Hãy luôn để tôi ở trong cuộc” (cung cấp đầy đủ thông tin và tham gia vào quá trình ra quyết định).
9. “Tìm hiểu bạn đã sử dụng mỗi giờ ra sao?”
Một số nhà quản lý tin rằng nếu họ có thể tìm hiểu mọi người sử dụng thời gian vào việc sắp xếp công việc như thế nào thì họ sẽ giải quyết tốt hơn điều sắp diễn ra và bằng cách ấy họ sẽ đưa ra những quyết định sáng suốt hơn.
Tuy nhiên, việc tìm hiểu thời gian được sử dụng như thế nào sẽ gây khó khăn cho việc lập những dự án tốt, đó là điều cơ bản trong việc đổi mới của hầu hết các công ty. Cùng lúc đó, những nhân viên có thể khó tránh khỏi gian lận trong thời gian làm việc để làm thỏa mãn sự mong đợi của nhà quản lý.
Vị sếp sáng suốt sẽ nói: “Đây là điều tôi cần bạn thực hiện…”
8. “Sử dụng ít thiết bị văn phòng”
Chắc chắn rồi, vật tư của văn phòng tiêu tốn rất nhiều tiền, tuy nhiên cũng cần quan tâm tới việc sử dụng quá ít chúng. Ví dụ, khi bạn làm việc trong một công ty hạn chế rất lớn lượng giấy photo để tiết giảm chi phí. Kết quả là sự dự trữ và sự việc tới bất ngờ sẽ tiêu tốn thời gian và tiền bạc của công ty hơn.
Tượng tự vậy, tôi đã hai lần đọc email của những công ty Fortune 100, họ gợi ý rằng các nhân viên nên sử dụng lại cái kẹp giấy. Tuy nhiên, nếu một nhân viên mất tới một giây để lo lắng về chiếc kẹp ghim ấy, điều này còn tốn nhiều chi phí hơn khi sử dụng thêm một chiếc kẹp.
Vị sếp sáng suốt sẽ khuyên: “Hãy lo lắng về việc hoàn thành công việc”
7. “Khách hàng luôn luôn đúng”
Gần đây, tôi có chỉ ra vấn đề này trong một bài báo “Khách hàng thường sai lầm”. Vấn đề ở đây là khi những nhà quản lý sử dụng cụm từ nhàm chán này, điều đó sẽ làm hỏng quyết định tốt nhất của người bán hàng, là ví dụ gần nhất với tình huống này hơn.
Những nhà quản lý có nghĩa vụ phải quản lý nhân viên chứ không phải những khách hàng. Khi họ tham gia quá sâu vào những mối quan hệ với khách hàng, có khả năng rất lớn họ sẽ hành động một cách ngu ngốc. Vì vậy, chỉ nên hỏi bất kỳ người bán hàng nào.
Vị sếp sáng suốt sẽ nói: “Tôi ủng hộ quyết định của bạn.”
6. “Chúng tôi mong đợi lòng trung thành của tập thể”
Nhiều vị sếp tin rằng nhân viên nên sẵn lòng duy trì công việc hiện tại của mình ngay cả khi họ có những công việc ở nơi khác tốt hơn. Điều này đặc biệt đúng khi người chủ chi tiền để đào tạo nhân viên trong điều kiện tốt nhất.
Những điều về lòng trung thành có thể được xét bằng hai phương pháp. Lòng trung thành của tập thể có lẽ mang nhiều ý nghĩa trong việc đảm bảo thời gian việc làm của các công ty. Tuy nhiên, ngày nay, làm sao các nhân viên cảm thấy trung thành khi họ biết có thể được tuyển dụng ở nơi khác chỉ trong tích tắc.
Vị sếp sáng suốt sẽ nói: “Tôi sẽ tiếp tục trả lương cho bạn theo những gì bạn xứng đáng nhận được.”
5. “Đây chính là một chế độ đãi ngộ nhân tài”
Nhiều công ty, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao cho rằng những nhân viên thông minh nhất luôn luôn được thăng chức. Tuy nhiên, điểm qua một số công ty vừa và nhỏ thì nguyên tắc Peter chỉ là một luật lệ thường ngày.
Ngoài ra, thật lố bịch khi nói chuyện về một chế độ đãi ngộ nhân tài trong bất kì ngành công nghiệp nào, nơi chỉ có ít hơn nửa những giám đốc điều hành đứng đầu là phụ nữ. Sau cùng, số lượng phụ nữ tham dự vào đại học cũng ngang ngửa với đàn ông trong 40 năm trước.
Vị sếp sáng suốt nên nói: “Chúng ta nên nỗ lực để tuyển dụng và đề bạt những người giỏi nhất.”
4. “Bạn sẽ có được những kinh nghiệm đáng giá”
Các ông chủ sẽ nói điều này bất cứ khi nào họ muốn ai đó làm việc ít hơn những người lao động khác, điều này rất có ý nghĩa với công ty của họ. Ví dụ điển hình của vấn đề này là công việc của thực tập sinh không hưởng lương, nhưng nhiều vị sếp cũng thường dùng cách này nhằm kích thích những nhân viên dạn dày kinh nghiệm.
Hãy thử cho rằng câu nói ấy mang ý nghĩa như một phần thưởng. Trong trường hợp đó, những CEO đầu tiên, những người điều hành các công ty có nên được trả lương không? Và phải chăng họ cũng chẳng thu được kinh nghiệm hữu ích nào nếu làm công việc khác?
Vị sếp sáng suốt nên nói: “Bạn sẽ được trả lương thật xứng đáng và cũng học thêm được điều gì đó nữa.”
3. “Tin đồn đó không phải là sự thật”
Những nhà quản lý thường tin rằng họ có thể dập tắt một tin đồn bằng cách phủ nhận điều đó không phải sự thật. Tuy nhiên, bất kỳ ai đó có chút nhạy bén đều nhận ra rằng nếu tin đồn là không đúng thì nhà quản lý cũng sẽ chẳng lưu tâm chút nào tới bạn.
Tuy nhiên, những nhà quản lý đang tiếp tục cố gắng, đặc biệt khi công ty của họ có dự định thu nhỏ quy mô. Đây là một trường hợp mà ở đó mặc dù bao gồm chế độ đãi ngộ nhân tài. Những nhân viên thông minh sẽ ngay lập tức tìm công việc mới khi tin đồn tinh giảm nhân viên bị phủ nhận.
Vị sếp sáng suốt nên nói: Không nói gì hết.
2. “Hãy làm theo cách này hoặc cách nhanh nhất này của tôi”
Nhiều nhà quản lý nghĩ rằng họ nên biết nhiều về công việc của nhân viên mình hơn là những nhân viên tự biết về mình. Kết quả là nhà quản lý sẽ sắp đặt tất cả mọi việc phải được hoàn thành như thế nào và buộc nhân viên của mình phải phục tùng.
Tuy nhiên, một vị sếp có nghĩa vụ phải quản lý con người chứ không phải công việc mà họ làm. Một nhà quản lý nên khuyên những nhân viên phải làm gì hơn là nói cho họ phải làm như thế nào. Ngay cả khi hướng dẫn, người quản lý nên giúp đỡ nhân viên tìm ra cách giải quyết công việc hiệu quả hơn.
Vị sếp sáng suốt nên nói: “Hãy thử làm theo cách của bạn”.
1. "Bởi vì, tôi nói vậy"
Trong khi sự chứng minh có thể tạo ra cảm giác giống như một đứa trẻ năm tuổi không thể hiểu những giải thích của người lớn. Trong kinh doanh, thói cửa quyền thái quá sẽ chỉ cho thấy một ông sếp lười nhác và ngu ngốc.
Bởi vì, người lớn phải chịu trách nhiệm lớn hơn trẻ nhỏ nên nhân viên càng có khả năng ủng hộ quyết định mà họ không đồng ý nếu họ hiểu những lý do của sếp về việc đưa ra những quyết định như vậy.
Vị sếp sáng suốt nên nói: “Tôi đưa ra quyết định này bởi vì…”
Sưu tầm