Nhóm nghiên cứu phát hiện ra điều đó rằng bằng cách ngâm chất thải cà phê trong một loại dầu dung mỗi hữu cơ. Theo đó, cứ khoảng 20 kg bã cà phê sẽ sản sinh được 3,8 lít nhiên liệu.
Đây không phải lần đầu tiên chất thải cà phê được chuyển hóa thành dầu diesel. Trước đó, các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Cincinnati của Mỹ cũng phát hiện ra một thành phần trong bã cà phê thải một ngày nào đó sẽ được dùng để sản xuất nhiên liệu sạch sử dụng cho lò sưởi, xe hơi và làm nhiều nguồn năng lượng khác.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới này sử dụng đến 20 loại cà phê khác nhau trên khắp thế giới, bao gồm các dạng có cafein và đã được khử cafein. Kết quả cho thấy nguồn gốc các loại cà phê đem đến rất ít sự khác biệt trong thành phần của sản phẩm dầu chiết xuất cuối cùng.
Các nhà nghiên cứu cho biết mỗi năm, không kể nhu cầu uống cà phê cá nhân, chỉ riêng các cửa hàng cà phê đã thải ra khoảng 8 triệu tấn bã, 20% trong số đó có chứa dầu. Cũng theo kết quả nghiên cứu, nếu mỗi cửa hàng Starbuck tại Mỹ đều tái chế chất thải cà phê theo cách này, công ty có thể tạo ra hơn 5.000 gallon (gần 19 nghìn lít) dầu diesel sinh học mỗi ngày.
Nếu vậy, so với dầu diesel sản xuất từ dầu mỏ hay các nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch khác, việc sử dụng diesel sinh học cho ôtô sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, lại tiết kiệm đáng kể chi phí. Không những vậy, nhiêu liệu được tái chế từ bãi cà phê còn có thể được bảo quan lâu hơn do có chứa số lượng lớn chất chống oxy hóa.
Theo quan điểm xã hội mà nói, nếu như thực sự phương pháp này được áp dụng thành hiện thực và phổ biến với nốt phần nguyên liệu lãng phí cuối trong quá trình dùng cà phê thì rõ là một tin quá trọn vẹn và là bước ngoặt thay đổi lớn với ngành cà phê. Chắc chắn khi đó giá cà phê nguyên liệu sẽ tăng ít nhất 15% nữa, với lí do cà phê bây giờ ăn được cả bã! Nhất là với những loại cà phê ‘sành điệu” như cà phê Chồn chẳng hạn, bã của bã hẳn sẽ làm ra loại xăng quý!
sưu tầm