Trong 11 tháng đầu năm 2018, Việt Nam cung cấp 25% tổng khối lượng sản phẩm cà phê nhập khẩu của Nhật Bản, so với mức 27% từ Brazil. Xuất khẩu cà phê của Brazil sang Nhật Bản đã giảm 7% so với cùng kì năm trước đó.
Hầu hết cà phê Việt Nam là robusta, được biết đến là loại dễ trồng và chống lại các dịch bệnh và sâu bệnh, đảm bảo nhưng vụ mùa ổn định. Hạt robusta dùng để sản xuất cà phê vị nặng, hơi đắng trái ngược với loại hạt arabica đắt đỏ của Brazil, thường tạo ra cà phê vị ngọt và nhẹ hơn.
Theo Toyohide Nishino, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Thương mại Công bằng cà phê toàn Nhật Bản, nhu cầu của người tiêu dùng đối với loại cà phê vị ngon, giá thấp đã gia tăng thị phần của robusta.
Nhật Bản đã nhập khẩu 88.000 tấn hạt cà phê chưa rang từ Việt Nam trong năm 2017, tăng 10 lần so với một thập kỉ trước, và tăng 15% lên 94.000 tấn trong giai đoạn tháng 1 - tháng 11/2018.
Giá cà phê robusta đang được giao dịch ở mức 0,68 USD/pound, thấp hơn 30% so với giá cà phê arabica, hiện được thu mua với giá 1,03 USD/pound. Ngoài ra, giá cà phê robusta đã có xu hướng giảm kể từ năm ngoái vì dự đoán sản lượng toàn cầu tăng cao.
Tại Nhật Bản, cà phê robusta chủ yếu được dùng làm nguyên liệu sản xuất cà phê hòa tan và thơng được bán theo gói, phổ biến đối với gia đình chỉ có một hoặc hai thành viên. Cà phê hòa tan phải có vị mạnh và đủ đắng để cân bằng độ ngọt của kem và đường. Đây cũng là lí do cà phê robusta thích hợp để sản xuất cà phê hòa tàn, theo Ajinomoto AGF, chi nhánh thực phẩm và nước uống của Ajinomoto.
Tuy nhiên, cà phê robusta cũng đang chiếm được sự quan tâm của thị trường cà phê pha tại nhà, vì các nhà cung cấp trộn nó với cà phê arabica để hạ giá. Cà phê robusta cũng được dùng nhiều hơn tại quán cà phê và để tạo ra các thương hiệu riêng, giá thấp cho các nhà bán lẻ.
Lợi thế của Việt Nam
Vị trí địa lí đã mang lợi thế cho Việt Nam và cà phê robusta tại thị trường Nhật Bản, khi xuất khẩu từ Việt Nam hoặc những nhà sản xuất khác trong khu vực chỉ mất khoảng một nửa khoảng cách vận chuyển cà phê arabica được vận chuyển từ châu Mỹ Latinh. Và trong số các nhà sản xuất cà phê Đông Nam Á, diện tích sản xuất lớn hơn của Việt Nam mang lại nguồn cung ổn định hơn, ví dụ như Indonesia.
Một yếu tốt khác đằng sau sự gia tăng thị phần của cà phê robusta là triển vọng ảm đạm của sản lượng cà phê toàn cầu vì biến đổi khí hậu. Vì nhiệt độ tăng và hạn hán tăng cường, việc trồng cà phê chất lượng tốt trở nên khó khăn hơn. Một số dự báo rằng một nửa vành đai cà phê, nơi những hạt cà phê arabica chất lượng cao được trồng, có khả năng không thể sản xuất vào năm 2050.
Theo người phát ngôn của Key Coffee, một nhà máy rang cà phê lớn của Nhật Bản, robusta không thể thay thế toàn bộ cà phê arabica. Tuy nhiên, nhiều thành phần trong ngành nhận thấy nhu cầu đối với cà phê trộn giữa loại arbica - robusta đang gia tăng.
Việt Nam đang tìm cách mở rộng thị phần bằng cách tăng năng suất hạt mỗi cây. Theo đó, sản lượng cà phê của Việt Nam trong năm tài chính 2018 tăng 4% so với năm trước lên mức kỉ lục 30,4 triệu bao 60 kg, dữ liệu bộ Nông nghiệp Mỹ cho hay.
Nikkei Asia Review cho biết, để tăng sản lượng và thúc đẩy xuất khẩu cà phê, Tập đoàn Trung Nguyên đang xây các nhà máy chế biến cho thương hiệu King Coffee.
Nhu cầu nội địa cũng thúc đẩy sản lượng cà phê Việt Nam, với các quán cà phê là nơi gặp gỡ được giới trẻ ưa chuộng và cà phê hòa tan ba trong một là đồ uống được nhiều người yêu thích.
Trong khi đó, mặc dù nhu cầu của Nhật Bản đối với cà phê arabica vẫn ổn định, Việt Nam sẽ hưởng lợi khi thị trường chia theo phân khúc sản phẩm cấp cao và cấp thấp , theo Shiro Ozawa, chuyên gia tư vấn của nhà giao dịch cà phê đặc sản Wataru and Co.
Theo Kinh tế & Tiêu dùng